TRANG CHỦ / 5 món ăn chay dễ làm tốt cho hệ tiêu hóa

5 món ăn chay dễ làm tốt cho hệ tiêu hóa

Sức khỏe hệ tiêu hoá rất quan trọng, là hệ thống chuyển hoá và hấp thụ dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Nếu bạn đang tìm kiếm những món ăn chay vừa ngon miệng, bổ dưỡng lại tốt cho hệ tiêu hóa? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 5 món ăn chay dễ làm mà ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà.

  1. Cháo đậu đỏ

Đậu đỏ là thực phẩm dương giàu dinh dưỡng, nhất là đạm thực vật và tinh bột kháng – một carbohydrate tiêu hóa chậm có thể bảo vệ tế bào ruột kết và ngăn ngừa ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, đậu đỏ cũng giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá.

Nguyên liệu cho món cháo đậu đỏ: 

  • Gạo tẻ: 150g.
  • Đậu đỏ: 150g.
  • Lá dứa, nước cốt dừa, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Vo sạch và ngâm gạo trong 1 – 2 tiếng. Đậu đỏ rửa sạch và ngâm nước 20 – 30 phút.
  • Đun đậu đỏ với nước đến khi chín mềm rồi thêm gạo và lá dứa vào nấu cùng. Đến khi gạo nở bung thì vớt lá dứa ra ngoài rồi thêm nước cốt dừa và gia vị vừa ăn, khuấy đều, tắt bếp là hoàn thành.

Lưu ý: Nên ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng. Người bị đi tiểu nhiều không nên ăn đậu đỏ.

2. Cháo yến mạch 

Yến mạch là nguồn chất xơ hoà tan rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích. Đặc biệt, trong yến mạch có chứa Beta-glucan khi trộn với nước sẽ tạo ra một chất như gel bao phủ dạ dày và đường tiêu hoá. Lớp phủ này cung cấp vi khuẩn tốt cho đường ruột góp phần tạo nên một đường ruột khỏe mạnh.

Ăn yến mạch thường xuyên có thể giảm các triệu chứng đầy hơi, khó chịu ở dạ dày.

Nguyên liệu nấu cháo yến mạch: 

  • Yến mạch: 70g.
  • Cà rốt: 1 củ.
  • Bông cải: 50g.
  • Hành tỏi, rau thơm và gia vị vừa đủ.

Cách thực hiện: 

  • Sơ chế sạch các nguyên liệu. Cà rốt, bông cải rửa sạch và cắt hạt lựu. 
  • Bắc nồi nước và cho cà rốt, bông cải và gia vị vào nấu chín. Thêm yến mạch vào nồi rồi nấu trong 5 phút, nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

Lưu ý: Nên ăn cháo yến mạch vào buổi sáng. Phụ nữ có thai, người bệnh gan hoặc người bệnh tiêu chảy nên hạn chế ăn cháo yến mạch.

3. Canh đậu hũ  

Đậu phụ được làm từ đậu nành, là một thực phẩm thực vật rất giàu đạm và khoáng chất nhưng lại ít Carb, khi nấu chung với rong biển giúp bổ sung lượng lớn Protein và kích thích ngon miệng.

Nguyên liệu cho món canh đậu hũ:

  • Đậu hũ non: 1 – 2 miếng.
  • Rong biển: 100g.
  • Nấm kim châm: 200g.
  • Tỏi, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế sạch các nguyên liệu. Rong biển ngâm nở và nấm kim châm cắt khúc vừa ăn. 
  • Thêm rong biển và nấm kim châm vào nấu thêm 10 phút. Nêm gia vị vừa ăn rồi cắt nhỏ đậu hũ cho vào nồi canh, nấu sôi lại là hoàn thành.

Lưu ý: Nên ăn canh đậu hũ vào bữa trưa. Người bệnh cường giáp, mụn nhọt, tiêu chảy, người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên ăn canh đậu hũ.

4. Rau củ luộc

Rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng nên hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm táo bón cho người bệnh. Không chỉ hỗ trợ giúp cải thiện hệ tiêu hoá, ăn rau củ thường xuyên còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường hiệu quả.

Nguyên liệu: Món rau củ quả tùy thuộc nhu cầu khẩu phần ăn mỗi gia đình, bạn có thể tham khảo: 

  • Bông cải: 100g.
  • Rau cải xanh: 100g.
  • Cà rốt: ½  củ.
  • Đậu cove: 50g.
  • Bí: 100g.
  • Măng tây: 50g.

Cách thực hiện: 

  • Sơ chế sạch các loại rau và cắt khúc vừa ăn. Bắc một nồi nước sôi rồi cho lần lượt từng loại rau theo độ nhanh chín.
  • Luộc đến khi rau củ chín là hoàn thành. Có thể thêm một ít muối vào nồi khi luộc để rau được tươi xanh hơn.

Lưu ý: Có thể ăn rau củ luộc vào mỗi bữa trong ngày. Người bệnh thận nên tránh ăn một số loại rau giàu Kali như rau cải xanh, rau bina, măng tây, bông cải xanh.

5. Salad đậu hũ

Ngoài món canh đậu hũ thì món salad đậu hũ kết hợp thêm rau xanh cũng rất tốt cho hệ tiêu hoá. Đây cũng là món ăn giải nhiệt thanh mát cho những ngày hè nóng nực.

Nguyên liệu, dụng cụ:

  • 1 miếng đậu hũ non, rau diếp xoắn, rau cải non, rau cúc, dầu oliu, giấm táo, nước tương, mật ong, hành tây, mè trắng.
  • Khuôn cắt hình bông hoa (nếu có)

Cách thực hiện:

Bước 4: Cho rau đĩa, để đậu hũ lên mặt và rưới sốt lên mặt.

Bước 1: Đậu hũ non mua về cắt miếng vuông vừa ăn hoặc dùng dụng cụ cắt đậu thành hình hoa.

Bước 2: Rau đem rửa sạch, để ráo nước

Bước 3: Lấy một tô, cho 2 muỗng canh dầu oliu, 2 muỗng canh giấm táo, 1 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh mật ong, hành tây cắt nhỏ và mè trắng vào khuấy đều.

Bài viết Liên Quan: